Đừng bạc bẽo với lao động lớn tuổi
Ngày 12 tháng 09 năm 2024
Điện thoại: (024) 3765 8899

Đừng bạc bẽo với lao động lớn tuổi

Để hạn chế tình trạng sa thải lao động lớn tuổi, Nhà nước nên tập trung làm tốt về an sinh xã hội gồm 3 trụ cột: thị trường lao động, BHXH và trợ giúp, trợ cấp xã hội

Xung quanh loạt bài "Bít cửa vì trên...35 tuổi" đăng trên báo Người Lao Động (từ ngày 31-7 đến 3-8), chúng tôi nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc bày tỏ chính kiến xung quanh thực trạng nhiều chủ sử dụng lao động tìm mọi cách sa thải lao động lớn tuổi. Đa số ý kiến cho rằng hành vi "vắt chanh bỏ vỏ" của doanh nghiệp (DN) là thiếu nhân văn và gây nhiều hệ lụy cho an sinh xã hội về lâu dài.

Không nên tăng tuổi hưu

Theo dõi thông tin về việc lao động trên 35 tuổi chật vật xin việc làm sau khi bị DN đẩy ra đường, bạn đọc Phạm Tùng bày tỏ lo lắng cho đối tượng này. Theo bạn đọc này, trong xu thế lực lượng lao động trẻ ngày càng dồi dào, cơ hội việc làm dành cho lao động trung niên ngày càng cạn dần. "Đúng là lao động 35 tuổi khó xin việc vì nhiều ly do. Sắp tới, Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng tại nhiều doanh nghiệp (DN) thì tình trạng thất nghiệp sẽ còn nhiều"- anh Tùng, nói.

Đừng bạc bẽo với lao động lớn tuổi - Ảnh 1.

Để hạn chế tình trạng sa thải lao động lớn tuổi, Nhà nước nên tập trung làm tốt về an sinh xã hội gồm 3 trụ cột: thị trường lao động, BHXH và trợ giúp, trợ cấp xã hội

Xung quanh vấn đề nâng tuổi hưu đối với đối tượng lao động này, bạn đọc Lê Nguyên cho rằng thực tiễn đã chứng minh những dự báo của cơ quan chức năng về thị trường lao động chưa chính xác. "35 tuổi mà họ đã bị cho là già, rõ ràng cơ sở pháp lý để ngành lao động đề nghị nâng tuổi hưu đối với lao động nữ là rất mơ hồ và mông lung. "Dự Luật BHXH đề nghị tăng tuổi hưu thêm năm năm là hết sức vô lý. Luật thực thi thì khi nào thì công nhân, người lao động (NLĐ) mới tới đúng ngày được nghỉ hưu mà không bị thiệt vì bị trừ phần trăm do nghỉ trước quá nhiều năm"- bạn Lê Nguyên, nhận định. Cũng bàn về vấn đề này, bạn đọc Xuân Trường, góp ý: "Nên có luật riêng về độ tuổi hưu trí cho các người lao động (NLĐ) trực tiếp hay độc hại và nhóm người làm việc trí thức hay quan chức. Chúng tôi không có đủ sức khỏe và cơ hội để chờ đến độ tuổi như luật đâu". Riêng bạn đọc Hai Lúa thì đặt câu hỏi "Bộ LĐ-TB-XH hãy xem những bài viết này để ngẫm lại quyết định tăng tuổi hưu có vô cảm với NLĐ không". Đồng quan điểm này, bạn đọc Hữu Nhật Nhật, bức xúc: " Cứ nhìn mà biết, vậy mà họ còn đòi tăng tuổi hưu nữ 60 nam 65 Những ông ngồi phòng lạnh đâu biết ca ngày 12 đến 16 tiếng, 40 tuổi mà đã như sáu mấy

Theo bạn đọc Nguyễn Thanh Vũ, chính sách an sinh xã hội phải mang tính bền vững và NLĐ cần được đối xử công bằng, nhất là lao động nữ lớn tuổi bị đẩy ra khỏi thị trường lao động. "Nói đi nói lại sẽ lòi ra điểm yếu của mình. Việc DN tuyển dụng lao động cao tuổi cũng không có gì sai mà ấn đề ở đây là sự bất cập của chính sách an khiến NLĐ kiệt sức.

Phải có "tấm lá chắn"bảo vệ NLĐ

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2018 toàn ngành đã giải quyết gần 457.000 hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH 1 lần, trong đó riêng tháng 7 có 80.469 người. Bình quân mỗi năm, có khoảng 700.000 người làm thủ tục nhận trợ cấp hưởng BHXH một lần. Qua khảo sát của Viện CN - Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam), đa số NLĐ xin nghỉ việc và nhận trợ cấp BHXH một lần ở độ tuổi từ 35-40, chủ yếu làm việc tại các DN thâm dụng lao động như dệt may, da giày, thủy sản.

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, nguyên nhân khiến lao động nhận BHXH thất nghiệp gia tăng do bị mất việc, trong đó có nhiều người phải nghỉ việc ở độ tuổi 35-40 tuổi. "Tình trạng NLĐ trong độ tuổi từ 35-40 tuổi bị sa thải, hoặc bất đắc dĩ "phải chọn" nghỉ việc ở độ tuổi 35-40 vì không thể đảm đương tiếp được công việc trong điều kiện sức khỏe không thể đáp ứng rất đáng quan ngại" - ông Quảng bày tỏ.

Trả lời phỏng vấn báo Người Lao động xung quanh vấn đề này, ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn cho rằng Nhà nước nên tập trung làm tốt về an sinh xã hội gồm 3 trụ cột: thị trường lao động, BHXH và trợ giúp, trợ cấp xã hội. Nếu làm tốt các vấn đề này thì ít nhiều NLĐ vẫn còn "một tấm lá chắn" bên cạnh để bảo vệ họ, để NLĐ có thể bấu víu vào khi chủ DN tìm mọi cách đẩy họ ra khỏi dây chuyền sản xuất, để rồi tiếp tục tìm kiếm kế sinh nhai bằng công việc chính thức hoặc phi chính thức.

Nhưng điều quan trọng là trong thị trường lao động cần phải có chính sách được luật hóa tốt hơn hiện nay. Nên chăng trong Bộ Luật Lao động cần có điều khoản quy định DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi đầu tư vào Việt Nam, tận dụng những ưu đãi của Chính phủ, ưu đãi về lao động giá rẻ, thì phải có nghĩa vụ với NLĐ bằng việc cam kết đầu tư lâu dài, ít nhất 20-30 năm ở Việt Nam. Nếu có cam kết đó, DN sẽ rất ít có cớ để sa thải NLĐ một cách tự do, ngang nhiên như mấy năm vừa qua.


Bài và ảnh: An Khánh - NLD