Lao động nữ dễ bị tổn thương
Ngày 19 tháng 04 năm 2024
Điện thoại: (024) 3765 8899

Lao động nữ dễ bị tổn thương

(NLĐO)- Hiện có khoảng 7,8 triệu lao động nữ (LĐN) đang làm việc trong khu vực phi chính thức. Tỉ lệ LĐN trong khu vực phi chính thức phải làm công việc dễ bị tổn thương lên tới 59,6%-cao hơn nhiều so với mức 31,8% của lao động nam trong khu vực này.

Tại Việt Nam, LĐN đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Theo đó, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam là 72%, cao hơn mức trung bình thế giới (49%), mức trung bình của khu vực châu Á và nhóm các nước thu nhập trung bình thấp.

Đó là những thống kê trong "Báo cáo tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam: Phụ nữ, việc làm và tiền lương" do Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (Mnet) vừa công bố.

Lao động nữ dễ bị tổn thương - Ảnh 1.

Lực lượng lao động của các ngành xuất khẩu chính như dệt may, da giày và điện tử và 64% lao động trong các khu công nghiệp.

Theo đó, LĐN chiếm trên 70% lực lượng lao động của các ngành xuất khẩu chính như dệt may, da giày và điện tử và 64% lao động trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, họ chỉ được hưởng một phần rất nhỏ bé trong toàn bộ giá trị của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong ngành may, chi phí lao động chỉ chiếm 2% giá bán buôn của một sản phẩm trong khi các nhãn hàng đang hưởng 16% lợi nhuận.

Hiện có khoảng 7,8 triệu LĐN đang làm việc trong khu vực phi chính thức. Tỉ lệ lao động nữ trong khu vực phi chính thức phải làm công việc dễ bị tổn thương lên tới 59,6%-cao hơn nhiều so với mức 31,8% của lao động nam trong khu vực này. Báo cáo cũng chỉ rõ LĐN đang ở vị thế thấp hơn nam trong cơ cấu việc làm. Phụ nữ chỉ chiếm 26,1% các vị trí lãnh đạo, nhưng lại đóng góp tới 52,1% nhóm lao động giản đơn và 66,6% lao động gia đình. Điều đó cho thấy vẫn còn rất nhiều rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển nghề nghiệp so với nam giới.

Lao động nữ dễ bị tổn thương - Ảnh 2.

Trung bình thu nhập của lao động thấp hơn nam giới 10,7%,

Ngoài ra, LĐN chiếm đa số trong nhóm lao động thất nghiệp. Cụ thể, số này chiếm tới 57,3% số người thất nghiệp ở nhóm lao động "chưa qua đào tạo" và 50,2% trong nhóm "đã được đào tạo nghề/chuyên nghiệp". Đặc biệt, tỉ trọng người lao động trong nhóm thất nghiệp có trình độ đại học lên tới 55,4%. Như vậy, khả năng tiếp cận việc làm đối với người lao động khó khăn hơn nam, ở hầu hết mọi nhóm trình độ, đặc biệt ở nhóm thấp nhất và nhóm cao nhất. LĐN cũng phải làm việc trong điều kiện tồi tệ hơn lao động nam. Trong khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, lao động nam có tỉ lệ được ký hợp đồng không xác định thời hạn lên tới 73,91%, trong khi với LĐN chỉ là 67,67%.

Ngoài ra, dù có cùng trình độ, vị trí công việc như nam giới, thu nhập của LĐN Việt Nam luôn thấp hơn. Trung bình thu nhập của LĐN thấp hơn nam giới 10,7%, nhưng sự chênh lệch này càng ở các nhóm trình độ cao hơn thì càng nới rộng. Năm 2016, thu nhập của LĐN chưa qua đào tạo chỉ thấp hơn nam cùng trình độ là 8,1%, nhưng chênh lệch này lên tới 19,7% ở nhóm trình độ đại học trở lên.

Tin-ảnh: Đ.Viên