Tuổi nghỉ hưu tăng chậm để tránh gây 'sốc'
So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng đang có tuổi nghỉ hưu tương đối thấp trong khi lại có mức tuổi thọ ở tuổi 60 khá cao
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa công bố dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi để lấy ý kiến người dân, trong đó đáng lưu ý tuổi nghỉ hưu sẽ tăng chậm từ năm 2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của nam nâng lên 62 tuổi, nữ lên 60 tuổi.
Tăng chậm theo lộ trình
Theo dự thảo, Bộ LĐTBXH xây dựng hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Cụ thê’ với phương án 1, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Với phương án 2, kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Đồng thời, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.
Việt Nam cũng đang có tuổi nghỉ hưu tương đối thấp trong khi lại có mức tuổi thọ ở tuổi 60 khá cao
Xung quanh vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, quá trình soạn thảo Bộ luật có hai vấn đề lớn cân làm rõ: Xác định mốc tuổi và lộ trình điều chỉnh tuổi hợp lý. Theo đó, đối với xác định mốc tuổi, Ban soạn thảo đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 60 với các lý do bảo đảm sự phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động (NLĐ) Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam có quy mô, cơ cấu dân số đang thay đổi theo hướng tỷ lệ người trong độ tuổi có khả năng lao động giảm do tác động của quá trình già hóa dân số, tỷ lệ số người phụ thuộc đang tăng lên (44,4% vào năm 2019); chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của NLĐ ngày càng tăng (tuổi thọ bình quân của nam là 72,1 tuổi, của nữ là 81,3 tuổi; và cả hai giới tính là 76,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới là 72 tuổi).
So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng đang có tuổi nghỉ hưu tương đối thấp trong khi lại có mức tuổi thọ ở tuổi 60 khá cao. Bên canh đó, việc hoàn thành lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trước khi Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong khoảng 20 năm tới do quá trình già hóa dân số.
Cũng theo Ban soạn thảo, việc nâng tuổi nghỉ hưu nam lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi cũng tránh việc phải điều chỉnh đột ngột lên mức quá cao trong tương lai và hâu hết các quốc gia khi điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đều có một lộ trình để thu hẹp dần khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ. Còn về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng tăng dân tuổi nghỉ hưu (tăng chậm) cũng tránh gây "sốc" cho thị trường lao động và có tác động tốt hơn đến tâm lý xã hội của NLĐ và doanh nghiệp.
Lấy ý kiến rộng rãi người dân
Theo Bộ LĐ-TB-XH, việc sửa đổi Bộ luật Lao động lân này phải thể chế hóa yêu cầu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội: "Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung".
Theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB-XH), qua khảo sát, đánh giá và tham vấn ý kiến của các bên trong quá trình soạn thảo, đa số ý kiến đề xuất chọn phương án 1. Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Tuy nhiên, phương án 1 là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Dự thảo luật cũng quy định việc sửa đổi 2 điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Lộ trình tăng cần nghiên cứu kỹ để giảm tác động tới các vấn đề xã hội; đồng thời đảm bảo an toàn cho Quỹ BHXH.
Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, các bộ, ngành họp, cho ý kiến về việc sửa đổi Bộ luật Lao động. Tại buổi họp, hầu hết các bộ, ngành đều đồng tình với các nội dung sửa đổi của dự án Bộ luật và ủng hộ cách thức đặt vấn đề khác nhau, có "độ mở" về thông tin và phương án lựa chọn đối với các nội dung cần xin ý kiến Quốc hội và nhân dân của Bộ LĐ-TB-XH.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị Bộ LĐ-TB-XH tổng hợp đầy đủ các ý kiến của các bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để bổ sung vào dự thảo, đồng thời tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi nhân dân, nhất là người lao động, các chuyên gia, nhà khoa học về các nội dung của Bộ luật mới. Trong đó, Bộ LĐ-TB-XH có lập luận và lý giải rõ hơn về yêu cầu và tính phù hợp của khoảng cách tuổi hưu của nam và nữ theo phương án đã nêu đối với thị trường và tâm lý của xã hội.
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết: Việc tăng tuổi nghỉ hưu là vân đề với nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam. Việt Nam đang thời kỳ dân số vàng nhưng cũng đang trong quá trình già hóa dân số nên việc tăng tuổi nghỉ hưu cần phải tính đến. Vân đề là lộ trình tăng như thế nào và nhóm đối tượng nào tăng trước, nhóm đối tượng nào tăng sau. Ảnh hưởng nhất là nhóm đối tượng lao động trực tiếp cần có những đánh giá tác động cụ thể bởi thực tế tại nhiều khu công nghiệp - khu chế xuất, lao động làm đến 35-40 tuổi đã bị đào thải. Do đó, lộ trình tăng cần nghiên cứu kỹ để giảm tác động tới các vấn đề xã hội; đồng thời đảm bảo an toàn cho Quỹ BHXH.